Những việc ‘cực kỳ tốt’ nên làm trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Để việc tiêm vắc xin có hiệu quả tốt, tránh các tác dụng phụ không mong muốn, Tiến sĩ Hannon một chuyên gia về Y học Lão khoa tại Bệnh viện Đại học Cork (CUH), Ireland, cho rằng mọi người nên xây dựng một hệ miễn dịch thật khỏe mạnh trước khi tiêm.

 

Ảnh minh họa: Internet

 

Nói về vắc xin COVID-19, Tiến sĩ Hannon, một chuyên gia về Y học Lão khoa tại Bệnh viện Đại học Cork (CUH), Ireland cho rằng: Đây là cách tốt nhất để đem thế giới trở lại cuộc sống bình thường như trước khi COVID-19 xuất hiện.

 

Nhưng để việc tiêm vắc xincó hiệu quả tốt, tránh các tác dụng phụ không mong muốn, Tiến sĩ Hannon cho rằng mọi người nên xây dựng một hệ miễn dịch thật khỏe mạnh trước khi tiêm.

 

Dưới đây là những thói quen bạn cần thực hiện đều đặn trước khi tiêm vắc xin COVID-19 để giúp cơ thể khỏe hơn, giảm thiểu những tác dụng phụ mà mình có thể gặp phải.

 

6 cách tăng cường hệ miễn dịchh trước khi tiêm vắc xin COVID-19

 

1. Tập thể dục hàng ngày

 

Sinead Gallagher và Louise Martin là hai nhà vật lý trị liệu tại Bệnh viện Đại học Cork. Họ cho rằng dù ở độ tuổi nào, hay sức khỏe của bạn đến đâu thì việc vận động thường xuyên cũng là vô cùng cần thiết.

 

Trước khi tiêm phòng, bạn càng cần duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày, bởi: “Hoạt động thể chất thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện tính linh hoạt, cải thiện sức mạnh và cải thiện sự cân bằng. Giữ thể chất tốt và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, vốn là nguyên nhân khiến bạn dễ gặp các biến chứng”.

 

2. Ăn uống đúng cách và lành mạnh

 

Mặc dù không có loại thực phẩm nào cung cấp cho bạn khả năng tăng cường miễn dịch ngay lập tức, nhưng ăn một chế độ lành mạnh có thể giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng là bà Aisling O’Grady và bà Helen Cummins khuyên trước khi tiêm bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, thực phẩm giàu protein tốt cho cơ bắp như thịt gia cầm và cá, các sản phẩm từ sữa có canxi và vitamin D giúp xương khỏe mạnh, chất béo không bão hòa lành mạnh như dầu ô liu, các loại hạt…

 

3. Ngủ đủ giấc

 

Một cách khác giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái hoàn hảo để phát huy tối đa tác dụng của việc tiêm vắc xin COVID-19 đó chính là ngủ đủ giấc.

 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Hành vi Quốc tế cho biết rằng những người không ngủ quá 5 giờ mỗi đêm trước khi tiêm phòng cúm khiến vắc xin chỉ có hiệu quả bằng một nửa so với những người ngủ đủ giấc. Điều này cũng tương tự dành cho những người tiêm vaccine COVID-19.

 

4. Tránh xa rượu và thuốc lá

 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

 

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, từ đó gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

 

5. Dành thời gian để nghỉ ngơi

 

Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của chúng ta và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.

 

“Tôi khuyên bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi trước và sau khi tiêm. Cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán có thể ảnh hưởng đến não bộ của bạn, đồng thời cũng gây hại cho hệ miễn dịch“, Tiến sĩ Hannon nói.

 

6. Tăng cường vitamin D

 

Các nghiên cứu cho thấy Vitamin D có vai trò lớn trong việc duy trì mật độ khoáng của xương. Ngoài ra, vitamin D cũng có ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nhất là trước các bệnh nhiễm trùng.

 

Một số cách tăng cường vitamin D bạn có thể tham khảo đó là: Dành thời gian dưới ánh sáng mặt trời buổi sáng, ăn cá và hải sản, dùng lòng đỏ trứng trong chế độ ăn uống của bạn, ăn thực phẩm tăng cường, uống vitamin D theo kê đơn của bác sĩ.

 

Ngoài ra, TS – BS Lê Thanh Hải đưa ra lời khuyên rong khi chờ đợi đến lượt tiêm chủng vắc xin COVID-19, bạn nên thực hiện 10 điều sau đây.

 

1. Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

 

2. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.

 

3. Tránh dùng steroid trước tiêm: Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19.

 

Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

 

4. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.

 

5. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

 

6. Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

 

7. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại virus khi bạn tiêm chủng.

 

8. Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).

 

9. Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày.

 

10. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 

Nguồn: tienphong.vn

 

Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Bác Sĩ Chính

0903851816

📍72/3 Trần Quốc Toản – P.8 – Q.3 – TP. HCM